Sinh nhật 2 thằng cháu cưng mà không sao làm nổi 1 cái bánh sinh nhật, ráng làm 1 khuôn chả trứng mong “bù lỗ” cho cháu cũng trớt quớt vì vội vàng quên mất nhà cháu ăn mặn hơn và không thích nêm nhiều đường. Thế là công toi, việc nấu nướng quả là tỉ mỉ! Đành tự an ủi rằng, dẫu sao thì các cháu cũng biết rằng mình luôn dành cho các cháu những món ngon món lạ với mong ước các cháu hay ăn, chóng lớn và thật ngoan
CHẢ TRỨNG
(Theo đầu bếp Trần Văn Giảng – Tạp chí Món ngon Việt nam)
NGUYÊN LIỆU: (1 khuôn tròn 22cm)
Chả trứng:
250g nạc xay
4 trứng vịt
2 lọn bún tàu, ngâm nước lạnh, xắt khúc ngắn 1cm
½ củ sắn
1 muỗng súp hành tím bằm
3 tai nấm mèo to, ngâm nước lạnh, xắt sợi nhỏ
2 muỗng cà phê hạt nêm
½ muỗng cà phê muối
¼ ,uỗng cà phê tiêu
¾ muỗng cà phê đường
1 muỗng cà phê dầu điều
1 nắm tôm khô nước, bằm nhuyễn (nếu thích)
1muỗng cà phê dầu ăn phết khuôn
Nước mắm:
150g đường
200g nước mắm
40g dấm Lisa hoặc nước chanh
½ muỗng cà phê bột ngọt
CÁCH LÀM:
-Củ sắn xắt hạt lựu thật nhỏ, vắt bỏ bớt chừng 2 muỗng xúp nước
-Trứng: tách riêng 2 lòng đỏ, phần còn lại đánh đều
-Cho tất cả mọi nguyên liệu vào 1 cái thố, trộn đều.
-Lót khuôn bằng giấy nến, phết dầu quanh thành khuôn. Cho hỗn hợp thịt vào khuôn, dùng phới dẹp dàn cho thịt dẽ và bằng mặt. Cho vào xửng nước sôi, hấp 25’ tr6en lửa vừa. Khi hấp được 15’ nhớ giở nắp nồi để nước trên nắp không rỏ làm rỗ mặt chả.
-Chả chin lấy ra đổ bỏ nước (nếu có), ém bằng mặt (nếu bị phồng)
-Trộn lòng đỏ trứng và dầu điều, phết đều lên mặt khuôn chả, hấp tiếp chừng 5’ cho lòng đỏ chín.
-Mở lò (lửa trên) 200oC trước chừng 10’. Cho khuôn chả vào chừng 8’ cho mặt chả se lại, chả sẽ đẹp chắc hơn.
-Để thật nguội mới lấy chả ra, cắt miếng. Dùng kèm nước mắm chua ngọt
Nấu nước mắm:
-Cho tất cả nguyên liệu trừ bột ngọt (nếu dùng dấm) vào nồi, đun sôi rồi hạ lửa liu riu cho nước mắm sánh (nhưng không mặn). Trước khi tắt bếp cho bột ngọt và nước cốt chanh.
-Chờ nước mắm thật nguội cho ớt bằm
ĐỌC THÊM:
5 sai lầm nghiêm trọng khi ăn trứng
Trứng là món ăn phổ biến trong danh sách chế độ ăn uống của mỗi người. Nhưng ăn trứng tốt tới đâu và cần tránh những gì thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Trong trứng có chứa nhiều canxi, sắt, phốt pho và vitamin, đặc biệt là lượng vitamin B rất phong phú. Ngoài ra, tỷ lệ acid amin và protein trong trứng cũng rất tốt cho nhu cầu sinh lý của con người và giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chế độ ăn uống giàu giá trị dinh dưỡng.
Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng hầu hết chúng ta khi ăn trứng đều mắc phải 5 sai lầm lớn như sau:
1. Dù chế biến kiểu gì món trứng cũng có giá trị dinh dưỡng như nhau
Các cách chế biến trứng rất đa dạng: hấp, chiên, luộc... và với mỗi cách giá trị dinh dưỡng còn lại của trứng cũng khác nhau. Trứng luộc, hấp là coi là tốt nhất vì giữ nguyên 100% giá trinh dinh dưỡng, trứng chiên còn lại 97-98%, trứng kho còn lại 92,5%, trứng chiên kĩ còn lại 81,1% và trứng sống chỉ có 30% ~ 50%
2. Trứng có vỏ sậm màu thì có giá trị dinh dưỡng cao hơn
Mối quan hệ giữa màu sắc vỏ trứng và giá trị dinh dưỡng của trứng đã được chứng minh là ít có liên quan với nhau. Giá trị dinh dưỡng của trứng cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc dinh dưỡng của loại thức ăn cho gà. Các kết luận rút ra chỉ có thể là, vỏ trứng rõ ràng và có vẻ dày cho thấy hàm lượng protein cao hơn, chất lượng của các protein tốt hơn. Trong những trường hợp bình thường, lòng đỏ trứng hơi tối hơn thì tức là trứng có dinh dưỡng tốt.
3. Ăn trứng với sữa và sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành có chứa protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Sữa đậu nành còn chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người.
Nếu ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.
4. Trứng đun càng lâu càng tốt
Trứng đun quá lâu thì lòng đỏ trứng và protein của các ion sắt sẽ kết hợp tạo ra ion lưu huỳnh không hòa tan của các sunfua sắt khiến cơ thể rất khó hấp thụ. Trứng chiên quá kĩ có thể khiến các axit amin protein chuyển thành các chất hóa học, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.
Nếu luộc trứng thì tốt nhất nên luộc trong nước lạnh, đun sôi trong khoảng 3 phút. Trứng lòng đào một chút sẽ giữ được chất dinh dưỡng tốt và dễ hấp thụ cho cơ thể nhất.
5. Trứng sống chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn trứng chín
Trong thực tế, ăn trứng sống dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và không có nhiều chất dinh dưỡng như chúng ta vẫn tưởng. Một số bất lợi khi ăn trứng sống:
- Khó tiêu hóa, lãng phí chất dinh dưỡng: Sự hấp thụ và tiêu hóa protein trong trứng thường được thực hiện trong ruột non. Trong lòng trắng trứng sống có một chất kháng trypsin, sẽ cản trở sự tiêu hóa và hấp thụ của protein.
- Suy nhược cơ thể: Trứng sống có chứa protein avidin có ảnh hưởng đến sự hấp thu biotin trong thực phẩm khiến cơ thể dễ chán ăn, suy nhược, đau cơ, viêm da.
- Cấu trúc protein của trứng sống đa số rất dày và cứng, cơ thể không thể được hấp thụ được, chỉ có protein nấu chín sẽ trở nên mềm mại, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ của con người.
- Khoảng 10% số trứng tươi có chứa khuẩn salmonella gây bệnh nấm, ký sinh trùng. Nếu trứng không mới, nguy cơ chứa khuẩn còn cao hơn.
- Ngoài ra, trứng sống còn có một mùi đặc biệt, cũng có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương, nước bọt, dịch vị và bài tiết nước ruột của dịch tiêu hóa giảm, dẫn đến chán ăn, khó tiêu.
Lưu ý:
- Trứng phải được nấu chín trước ăn
- Khi chế biến cũng cần cẩn trọng, tránh vi khuẩn gây ô nhiễm trú ngụ trên vỏ trứng
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, người bệnh nên ăn trứng luộc, kho, hấp, và là tốt nhất.
- Những người bị bệnh tim mạch vành không nên quá nhiều trứng, ngày không quá một quả.
- Khi chế biến cũng cần cẩn trọng, tránh vi khuẩn gây ô nhiễm trú ngụ trên vỏ trứng
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, người bệnh nên ăn trứng luộc, kho, hấp, và là tốt nhất.
- Những người bị bệnh tim mạch vành không nên quá nhiều trứng, ngày không quá một quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét