Để làm ra chiếc nón xinh xinh người ta phải qua nhiều công đoạn, tuần tự như sau:
1. Mua lá, mo, nứa: Lá nón mua ở Hà tĩnh, nứa và mo nứa mo mai ở Thái nguyên, Bắc cạn. Trước kia người ta phải đi xe đi tàu vào tận nơi mua rồi lén lén lút lút trốn quản lý thị trường rất vất vả mới đem được về quê (anh Bống bảo lạ là hồi ấy chở gỗ gụ gỗ lim không bị bắt mà chở lá chở mo bị lùng ráo riết). Bây giờ thì đơn giản hơn rất nhiều, người ta chỉ cần gọi điện đặt hàng, chuyển tiền qua ATM và nhận hàng ở tận nhà.
Lá nón mới mua về (ảnh chụp ở nhà anh Tám)
2. Vò lá: Sau khi có lá, người ta sẽ cho lá vào một thùng gỗ to đường kính cỡ 1 sải tay cùng với cát và sỏi quay tròn 13’ để lá tách ra. Nếu quay lâu hơn, lá sẽ bị rách, quay ít hơn lá chưa tách.
Thùng vò lá (ảnh chụp ở nhà anh Tám)
Cát và sỏi nhỏ để quay lá (ảnh chụp ở nhà anh Tám)
3. Phơi lá: sau khi vò, lá được phơi nắng cho khô và sấy diêm sinh cho lá được trắng và không mốc
Phơi lá (ảnh chụp ở nhà anh Tám)
4. Gỡ lá: Ở chợ, lá được bó thành từng bó 20 lá. Lá mua về được cắt rời bằng cách cắt cách cuống lá chừng 5cm cho từng phiến lá rời ra
Lá nón đã phơi sấy (ảnh chụp ở nhà ông Nội)
Người ta mở lá ra, cuộn nhẹ vào ngón tay cho lá giãn hết và không tốn chỗ để
Em Hiền đang vò lá
5. Là lá: ngày xưa người ta là lá bằng cách đốt rơm nung nóng lưỡi cày, bây giờ thì tiện lợi và dễ làm hơn bằng cách tận dụng nồi cơm điện hỏng: lật đáy nồi lên làm bàn và dùng 1 giẻ ẩm để ủi lá cho thẳng
Chị Nga đang là lá
Lá sau khi là xong
6. Lên vành: dựa vào bộ khung có sẵn, người ta chuốt nứa thành những cọng tròn nhỏ và uốn thành 14 vòng tròn to nhỏ khác nhau gọi là vành. Có 13 vành con và 1 vành to nhất là vành cái
Lên vành (ảnh chụp ở nhà chị Đố)
7. Lợp lá: đầu tiên lợp 1 lớp lá xấu rồi đến 1 lớp mo và trên cùng là 1 lá đẹp. Nếu khâu nón cưới có thêu thì người ta sẽ thêu trước khi lợp lớp lá cuối cùng để dấu mối chỉ.
Lớp lá trên cùng: xếp lá to trước...
... xếp lá nhỏ sau (ảnh chụp ở nhà anh Hồi)
8. Khâu nón: trước khi khâu nón phải chằng cho các lớp lá nằm êm.
(ảnh chụp ở nhà anh Hồi)
Người ta dùng sợi cước trắng rất mảnh để khâu nón và khâu từ chóp xuống. Cùng với chất lượng lá, khâu này quyết định vẻ đẹp và giá thành của chiếc nón, ai khâu đều tay nón sẽ đẹp hẳn.
Những mũi kim đầu tiên (ảnh chụp ở nhà anh Hồi)
9. Viền nón: sau khi khâu xong nón sẽ được tháo ra khỏi khung, xén lá dư và viền vành cái để cố định nón. Việc này đòi hỏi đôi tay vừa khéo léo vừa khỏe để từng mối chỉ được chắc và vành nón tròn đều.
(ảnh chụp ở nhà anh Hồi)
8. Xỏ nhôi: tức làm chỗ để mắc quai nón. Đây là bước dễ nhất trong quá trình khâu nón.
(ảnh chụp ở nhà anh Hồi)
9. Mạng chóp: sẽ giúp cho nón đẹp và bền hơn.
Từng công đoạn đầy đủ thì như thế nhưng thường thì người ta chia thành 2 khâu: một số nhà trong thôn chuyên buôn nứa và mo, một số nhà khác thì mua lá + vò lá còn phần đông thì mua lá đã vò và bắt đầu làm từ khâu là lá chứ không nhà nào là làm hết từ đầu đến cuối. Ở trong từng gia đình thì thường người lớn sẽ lên vành và lợp lá, trẻ em chỉ việc khâu.
Chàng dạy con khâu nón (ảnh chụp ở nhà ông Nội)
Chợ nón Đào khê (xã Nghĩa châu) họp từ 3 giờ sáng. Mỗi sớm, chợ quê bạt ngàn những nón, lá, mo, nứa như thể rừng xanh rất gần đấy. Và từ đây, nón lá quê chàng tỏa đi khắp các miền đất nước, làm bạn với các bà các chị. (Mình không dám ra chụp vì mắc cỡ - chợ quê mà, ai cũng biết mình là người lạ cả)
ĐỌC THÊM:
ảnh internet
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ
...
Ngày nay, tuy có số lượng người dùng nón lá không đông như trước nhưng vẫn còn có những làng nghề truyền thống bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít nàynhư làng Phú Cam (Huế) nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu, mỏng nhẹ, soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huế kèm theo lời thơ cài ở hai lớp lá hay xã Nghĩa Châu (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam định) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thoát, bền đẹp. Rồi nón Gò Găng ở Bình Định, nón ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây...) tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo của Việt Nam.
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ
...
Ngày nay, tuy có số lượng người dùng nón lá không đông như trước nhưng vẫn còn có những làng nghề truyền thống bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít nàynhư làng Phú Cam (Huế) nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu, mỏng nhẹ, soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huế kèm theo lời thơ cài ở hai lớp lá hay xã Nghĩa Châu (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam định) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thoát, bền đẹp. Rồi nón Gò Găng ở Bình Định, nón ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây...) tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo của Việt Nam.
Và tất nhiên, chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy. Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:
Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng
Và ngay cả trong ca dao:
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón lá quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón lá quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết, của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương, của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá. Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng, một ý nghĩa riêng. Hiện nay,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau, chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật. Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó: giản dị,duyên dáng. Ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả... đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét