Đầu tiên, người ta chọn giống lúa tốt (lúa giống), đãi sạch hạt lép hạt xấu. Vào mùa hè, ngâm nước 1 ngày một đêm cho lúa ngậm đủ nước rồi để ráo, trút lúa vào bao tải, để chỗ mát 4 ngày cho lúa lên mầm (còn gọi là mộng). Trong thời gian này phải thường xuyên tưới nước để hạt lúa giữ được độ ẩm cần thiết.
Hạt lúa đã lên mộng
Việc gieo mạ tốn ít diện tích, người ta thường làm những khoảnh nhỏ trong sân hay ven đường.
Vạt mạ bên đường (ảnh chụp ngõ nhà ông Nội)
nên cũng rất thuận tiện cho việc chăm sóc mạ. Và nếu trời rét đậm hoặc mưa to sẽ căng nilon che mạ
(ảnh internet)
Để gieo mạ, đầu tiên người ta lấy bùn trộn với trấu (cho tơi xốp) thay cho đất
Trộn bùn với trấu
Cán bùn cho bằng mặt
Rũ cho mộng tơi ra
Mạ vừa gieo xong
Mạ gieo được 1 ngày... (ảnh chụp nhà bác Tợ)
... sau 2 ngày
... sau 3 ngày (trái) và 1 tuần (phải) (ảnh chụp ở nhà cậu Sáng)
Sau khoảng 1 tuần, mạ đã lớn lên trông thấy và sẵn sàng ra đồng.
Để mạ phát triển tốt, phải thường xuyên tưới nước cho mạ không héo và sau 3 ngày gieo mạ, người ta lấy bùn pha loãng tưới thêm nhưng không tưới nhiều quá làm mạ quá tốt sẽ đứt rễ khi nhổ và dễ gẫy đổ khi chưa bén rễ ngoài ruộng. Sau đó, tùy theo tình hình phát triển của mạ, có thể bón thêm lân hoặc phun thuốc trừ sâu phòng bệnh trước khi nhổ.
Tưới bùn tăng dưỡng chất cho mạ
Tùy theo đội sản xuất, người ta chọn một ngày phù hợp để tất cả bà con trong đội đồng lọat đi cấy để tiện việc tưới tiêu và gặt hái sau này. Để cấy, ruộng phải ít nước, đã được cày bừa làm tơi mịn đất và thường được căng dây để mạ được cấy thẳng hàng. Ngay trước khi cấy, mạ sẽ được nhổ và bó thành từng bó nhỏ, để rải rác trên đồng.
Cấy mạ trên đồng
Người ta cấy mạ thành từng cụm nhỏ, mỗi cụm từ 2-4 cây mạ. Từ đây mạ được đổi tên thành lúa và bắt đầu một cuộc đời mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét