Paella - Cơm hải sản Tây ban nha

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Tết sum vầy

Năm nào cũng vậy, sau giao thừa nhà mình là nơi họp mặt của anh em và bạn bè thân thiết.Tuy hơi vất vả tí chút nhưng mình rất vui vì tiệc tân niên mở đầu năm mới với những nụ cười vui tươi, những lời chúc tốt lành.
Món đầu năm nay có nồi cháo gà và xôi gấc thiệt ngon, dĩ nhiên không thể thiếu chai rượu champange hảo hạng nổ một nhịp vui tai và tiếp theo là những tiếng “zô” đồng thanh như một lời cam kết rằng mọi người sẽ luôn bên nhau trong mọi vui buồn.
Trưa mồng một là buổi họp mặt bên ngoại để cha mẹ, gia đình sui gia và chị em cùng các cháu sum vầy. Ngồi trong nhà từ đường khang trang, bữa cơm đầu năm ấm cúng hơn hẳn khi có ánh mắt trìu mến của Ông Bà Nội. Chắc hẳn Ông Bà luôn dõi theo và phù hộ cho con cháu.
Chiều đến, ở nhà mình một bữa cơm nữa vẫn là bữa cơm đầu năm tụ họp các em và các cháu của chàng. Căn nhà náo nhiệt như hội chợ! Trẻ con đứa uống sữa, đứa chờ đút cơm, đứa chạy nhảy hét vang, mấy đứa lớn thì đua nhau nếm thử món ngon trong khi người lớn thì rôm rả trò chuyện. Nơi quê xa, ngôi nhà của mình luôn là nơi các em các cháu tìm về mỗi dịp lễ Tết như vậy, thật vui
Chào năm mới, cầu mong một năm mới tốt lành đến với mọi người mình quý mến yêu thương
ĐỌC THÊM:
PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI Ở CÁC NƯỚC
alt
Nguồn ảnh: pattyappleby.files.wordpress.com
Anh
Lễ hội năm mới ở Anh lúc nào cũng tràn ngập sắc màu. Ngày đầu năm mới người ta thường tổ chức các cuộc diễu hành dọc các con đường đi qua Whitehall và trung tâm mua sắm Pall, và cuối cùng dừng chân ở quảng trường Berkley . Mọi người tập hợp lại cùng hát vang các bài hát truyền thống đón chào năm mới. Sau đó chung vui bằng bữa tiệc linh đình, những chai rượu champagne cùng những điệu nhạc dân tộc và khiêu vũ, pháo hoa… 
alt
Nguồn ảnh: vietgiaitri
Một ngày trước Tết Dương lịch, nhà nhà đều tất bật mua rượu đổ đầy các chai, hũ trong nhà, trong bếp thì chứa thật nhiều thịt. Người Anh cho rằng, nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ.
Pháp
alt
Nguồn ảnh: californiawinehikes.com
Người Pháp gọi đêm giao thừa là La Saint-Sylvestre. Có câu nói:“người Pháp dùng rượu để chào đón năm mới”, câu nói này bắt nguồn từ việc người Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc. Người Pháp quan niệm, vào ngày Tết phải uống cạn tất cả rượu mà họ có, làm như vậy thì trong năm mới sẽ được vạn sự như ý. Nếu như uống rượu vẫn còn, trong năm mới sẽ gặp nhiều điềm xui rủi. Người dân nước này quan niệm một buổi tiệc tối linh đình trong trong thời gian này sẽ mang đến thịnh vượng cho gia đình họ trong năm tới. Thức ăn của bữa tiệc thường là bánh nướng, thịt vịt hoặc ngỗng và rượu champagne. Lễ hội đón năm mới ở Pháp được xem như “lễ hội ánh sáng”. Người dân tham gia vào các cuộc diễu hành với ánh sáng lung linh của ngọn đuốc và cùng nhau uống rượu mừng năm mới.
Đức
Người Đức có phong tục nhúng chì đã nấu chảy vào nước lạnh và dự đoán hình dáng của viên chì trong nước để dự đoán tương lai sẽ ra sao. Nếu hình dáng viên trì có hình trái tim thì sẽ có đám cưới, hình con tàu là chuyến đi du lịch… Khi đồng hồ điểm 0h đêm giao thừa cũng là lúc mà người dân ở Đức ôm và trao nhau những nụ hôn nồng thắm, chúc nhau năm mới an lành bằng câu  nói "Gutes Nue Jahr" hoặc "Happy New Year". Sau đó, mỗi gia đình quây quần bên nhau trong những bữa tiệc thịnh soạn với đầy đủ món ăn và cùng nhau xem các chương trình truyền hình đặc biệt. Người Đức quan niệm nếu ăn cà rốt và bắp cải sẽ mang đến sự ổn định về tài chính.
alt
Nguồn ảnh: blogspot.com
Nga
Biểu tượng năm mới ở Nga là "Cây năm mới", gọi là Novogodnaya Yolka, với những ngôi sao rực sáng đèn. Năm mới là dịp để cha mẹ trao quà cho các con dưới cây này. Cũng như một số quốc gia phương Tây khác, người Nga cũng đón năm mới trong màn trình diễn pháo hoa và những buổi tiệc linh đình, gồm: thịt, đậu xanh, dưa chua, hành, sốt mayonnaise, cà rốt và khoai tây.
alt
Nguồn ảnh: Vtc.vn
Tây Ban Nha
Đối với người Tây Ban Nha, trong đêm giao thừa, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau, thông qua tiếng đàn hát và những trò chơi để chúc mừng lẫn nhau. Khi tiếng chuông đầu tiên báo hiệu nửa đêm, cũng là thời khắc chuyển qua năm mới, mọi người liền tranh nhau ăn nho. Nếu có thể ăn được 12 quả nho trùng với thời điểm 12 tiếng chuông đổ, bạn sẽ là người may mắn vì suốt 12 tháng trong năm tất cả mọi việc đều đạt như ý muốn.
Bungari
Ở Bungari sau khi chuông đồng hồ báo mừng năm mới, mọi người trong gia đình cùng ngồi ăn chiếc bánh kem được làm đặc biệt cho đêm giao thừa. Người nào ăn phải đồng tiền được giấu trong bánh sẽ là người hạnh phúc trong năm mới. Ngoài ra, khi dùng tiệc đầu măm mới, người nào hắt xì hơi đầu tiên sẽ được xem là người mang lại hạnh phúc cho chủ nhà trong năm. Chủ nhà sẽ tặng cho người này một con dê, bò hoặc ngựa con để cầu chúc và bày tỏ cảm ơn vì mang lại hạnh phúc cho gia đình họ.
alt
Nguồn anh: denk-blogkade.1on.de
Hungary
Trong ngày tết dương lịch, người Hungary cấm kỵ ăn gia cầm và các loại cá. Giữa bạn bè thân thiết, người ta thường tặng cho nhau một chú heo con và bức tượng bằng sứ hình người lao công dọn ống khói để biểu thị lời chúc phúc tốt đẹp.

Liên bang Mỹ
Là một quốc gia đa sắc tộc nhưng phần đông là người nhập cư, nên năm mới ở Mỹ có nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Tuy nhiên có một đặc điểm chung nhất trong đêm giao thừa người ta thường đổ ra đường và nhảy múa suốt đêm để đón chào năm mới. Các đường phố chật người với tiếng cười đùa, còi sáo vang rộn và đủ màu sắc với ánh đèn và hoa giấy.

Phần 2: Phong tục đón năm mới ở các nước Châu Mỹ
Sau khi nhảy múa đón chào năm mới xong họ bước vào bữa tiệc với các món mà người Mỹ tin rằng sẽ đem lại may mắn trong dịp cuối năm. Đó là bắp cải, cá mòi và mật ong. Bắp cải được chọn vì nó có màu xanh và hình dáng giống 1 đồng  tiền kim loại tròn; cá mòi thì luôn bơi thẳng về phía trước theo từng đàn lớn tượng trưng cho sự sung túc và thẳng tiến; còn mật ong mang lại niềm vui cho cuộc sống, màu vàng của mật ong tượng trưng cho sự giàu sang về của cải.
Mexico
Ðêm giao thừa (31.12) mọi người quây quần bên gia đình, người thân, bạn bè và  mở tivi lên để chờ hồi chuông báo hiệu 12 giờ, mỗi lần đồng hồ gõ 1 tiếng. Họ ăn một quả nho (một quả tượng trưng cho 1 trong 12 tháng của năm) và nói những điều ước cho năm mới. Phụ nữ thường mặc đồ lót màu đỏ để hy vọng tìm được tình yêu trong năm mới. Có người còn xách valy đi vòng trong khu phố với mơ ước năm sau sẽ đươc đi du lịch.
Phần 2: Phong tục đón năm mới ở các nước Châu Mỹ
Vào ngày 6.1, người Mexico có tục ăn một chiếc bánh được khoét một lỗ nhỏ và đặt vào một món đồ chơi ở trong. Người nào ăn phải phần bánh có món đồ chơi đó phải chuẩn bị một bữa ăn đặc biệt vào ngày 5.2 để thết đãi mọi người. Ngoài ra, người Mêhicô coi đậu đen là món ăn dân tộc. Vì thế trong bữa tiệc cuối năm của họ không thể thiếu đậu đen được. Họ hầm đậu đen với chân giò, bột đậu đen với thịt rồi rán. Đó là những món ăn được người Mêhicô ưa thích nhất.
Đón tết tại Colombia
Đốt ''ông năm cũ'' là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia . Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.
Đón tết tại Colombia
Đốt ''ông năm cũ'' là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia . Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.
Phần 2: Phong tục đón năm mới ở các nước Châu Mỹ
Ngoài ra, mọi người cùng thường nhồi búp bê bằng những thứ họ không muốn dùng nữa, các vật đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. Tất cả sẽ được thiêu rụi cùng với năm cũ, đồng nghĩa với việc họ muốn quên đi những điều không mong muốn đã xảy ra. Thông thường, con búp bê thường mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình.
Vào đêm Giao thừa, người Colombia sẽ đốt con búp bê. Hành động này biểu trưng cho việc thiêu rụi những gì không mong muốn trong quá khứ và tất cả sẵn sàng đón nhận năm mới vui vẻ.
Argentina
Năm mới là một trong những ngày lễ lớn của người dân Argentina . Trong  đêm giao thừa, mọi người trong gia đình Argentina thường quây quần bên nhau cùng thưởng thức bữa  tiệc đặc biệt vào lúc 11h và chờ đón thời khắc chuyển giao năm mới.
Phần 2: Phong tục đón năm mới ở các nước Châu Mỹ
Giao thừa điểm, mọi người đốt pháo hoa trong khoảng nửa tiếng hoặc ít hơn. Tiếp đó, thanh niên sẽ dự các bữa tiệc năm mới tại câu lạc bộ khiêu vũ đến sáng hôm sau. Vào ngày 1/1 của năm mới, hầu hết mọi người sẽ đi bơi ở sông, hồ hay bể bơi.
Venezuela
Cũng giống như một số nước ở Châu Âu,  người Venezuela có phong tục ăn 12 trái nho trong đêm giao thừa với  mong muốn một năm mới đầy niềm vui, an lành. Trong thời khắc chuyển giao này, các gia đình của người Venezuela luôn quây quần bên nhau bên một bàn tiệc lớn với những món ăn truyền thống cùng chai rượu sâm banh.
Phần 2: Phong tục đón năm mới ở các nước Châu Mỹ
Một trong những phong tục nữa của đất nước thuộc khu vực Nam Mỹ này nhân ngày năm mới là mọi người thường mặc đồ lót vàng, ngoài ra một số người còn thường ghi những điều mình mong muốn trong năm tới vào một phong thư và đốt đi. Họ tin rằng nếu làm vậy thì năm sau những ước mơ đó sẽ thực hiện được
Paraquay
Phần 2: Phong tục đón năm mới ở các nước Châu Mỹ
Người Paraguay quy định năm ngày cuối cùng của năm là “ngày hàn thực”. Trong năm ngày này, từ nguyên thủ quốc gia, đến mọi dân thường đều không được nhóm lửa, đốt lò, chỉ có thể ăn đồ nguội, thức ăn đã làm sẵn từ trước. Đến ngày tết Dương lịch 1/1 mới được phép nhóm lò nấu bếp để cầu chúc một năm mới ấm no, tốt lành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét