Rất bất ngờ, mình nhận được đề nghị làm bánh trung thu cho trẻ
em khu phố!
Chà, mình sẽ thỏa sức làm bánh nhé, bánh nướng nhân thập cẩm nè,
bánh dẻo nhân hạt sen nè, bánh dẻo nhân trà xanh nè. Thế là tha hồ tận dụng bộ
khuôn lò xo mới tinh (mình đã dốc hết tiền thưởng lễ 2/9 để sắm sửa đấy, chưa
dùng lần nào cả, hì hì). Có lẽ làm bánh 50g cho trẻ em là hợp lý nhất nhỉ: vừa
xinh xinh vừa dễ ăn, không bị rơi trứng muối. Rồi mình sẽ xếp 3 chiếc bánh vào
một chiếc hộp hình chữ nhật thật xinh, mỗi bé 1 hộp. Thật là thú
vị!
Ơ,
nhưng mà nước đường cũ có đủ đâu? Nấu nước đường mới thì dễ thôi nhưng dùng nước
đường mới làm sao bánh mềm mượt được?
Hu
hu, thế là đành từ chối, hẹn năm sau vậy, tiếc ơi là tiếc.
KHUÔN BÁNH TRUNG
THU
Khuôn bánh là thứ không
thể thiếu khi làm bánh Trung thu cổ truyền. Cùng 1 khuôn có thể làm cả bánh
nướng và bánh dẻo nhưng tốt nhất vẫn nên có 2 loại khuôn: loại hoa văn khắc cạn
dùng cho bánh nướng vì bánh nướng vỏ mỏng dễ rách, với bánh dẻo có lớp vỏ dầy
thì khuôn hoa văn khắc sâu bánh mới sắc nét.
Theo mình khi đã ưng cỡ
bánh nào thì nên mua số khuôn có hoa văn khác nhau bằng với số loại nhân dự định
làm để dễ phân biệt khi đã đóng bánh xong
Khuôn
nhựa: được chọn
lựa nhiều nhất vì kích cỡ, hoa văn đa dạng mà rẻ tiền, dễ bảo quản và không khó
dùng. Khuôn nhựa có kích cỡ từ 50g, 75g, 100g, 150g, 200g, 250g, 300g và có cả
khuôn đại to cỡ 20cm. Tuy nhiên theo mình thì không nên chọn khuôn lớn quá vì
miếng bánh cắt ra không đẹp
Nhãn hiệu thông dụng nhất
là Vĩnh Trường và lạ 1 điều là hầu như khuôn nhựa thường có màu vàng cam, rất ít
màu khác
Cách
dùng: rửa sạch
khuôn với nước xà bông ấm cho hết mùi nhựa, để thật ráo nước. Khi dùng ráp khuôn
vào thật khớp để bánh không bị lệch hoa văn (với khuôn nhựa tròn thì có 1 chấu
và 1 lỗ làm dấu), rắc 1 lớp bột mỏng đều khắp khuôn rồi cho bánh vào ấn nhẹ cho
bánh dàn đều lòng khuôn, ấn đều cho bánh chắc rồi tháo rời khuôn lấy bánh ra.
Khi dùng xong lấy bàn chải mềm chà rửa khuôn cho sạch bột bám ở hoa
văn.
Khuôn nhựa (ảnh internet)
Khuôn lò xo: là loại khuôn mới có bán vài năm
trở lại đây (hàng của Singapore và Trung quốc). Khuôn này đắt hơn khuôn nhựa
chừng 5 lần nhưng một khuôn có thể thay nhiều mặt và có nhiều hoa văn đẹp, việc
đóng khuôn lẫn lấy bánh ra đều rất dễ dàng. Khi vệ sinh khuôn làm giống khuôn
nhựa nhưng phải lưu ý khâu cất giữ vì lò xo (có vẻ không tốt lắm) rất dễ bị rỉ
sét nếu bị ẩm.
Cách dùng: cầm
khuôn lên tay, ấn nhẹ cho lò xo chạy xuống, gắn mặt bánh vào gá đỡ bên dưới lò
xo, xoay cho chấu trên "mặt bánh" nằm êm vào khe, nhấc tay ra cho lò xo trở về
vị trí cũ. Làm tương tự vậy để tháo "mặt bánh" ra. Khi đóng bánh thì rắc ít bột
vào mặt khuôn vừa gắn, cho bánh vào khuôn, ấn khuôn vào 1 miếng giấy nến/spilat.
Khuôn lò xo (ảnh internet)
Khuôn
gỗ: có dạng ổ
và dạng tay cầm, dạng ổ sẽ dễ lấy bánh ra hơn. Khuôn gỗ ít có loại
nhỏ, thường từ 100g trở lên. Khuôn gỗ có ưu điểm là có thể đặt theo kích cỡ,
hình dạng, hoa văn theo ý riêng tuy nhiên giá đắt hơn khuôn nhựa cỡ 10 lần và
cồng kềnh, dễ bị ẩm mốc.
Cách
dùng: tuyệt đối
không rửa nước và phơi nắng khuôn sẽ bị nứt. Dùng khăn ẩm lau khuôn, để khô rồi
đổ dầu vào ngâm 1 tuần cho khuôn ngấm dầu (giúp cho khuôn hạn chế hút ẩm và dễ
róc bánh) sau đó đổ dầu đi, lau dầu dư, lấy bột rắc vào làm khô khuôn, thế là đã
sẵn sàng để dùng. Khi đóng bánh cũng phải rắc bột như dùng khuôn nhựa. Muốn lấy
bánh ra thì gõ thành khuôn vào mặt bàn vài cái cho bánh róc ra rồi mới úp ngược
xuống.
Khuôn gỗ dạng tay cầm (ảnh internet)
Khuôn gỗ dạng ổ (ảnh internet)
Khuôn nhựa
khác: không
biết loại này tên gì nhưng mới thấy bán năm nay. Đây là dạng khuôn liền khá cồng
kềnh, có 1 trụ chứa bánh và 2 càng (để ép bánh) nhìn giống như đồ ép hành tỏi.
Loại này có vẻ dễ dùng nhưng khó vệ sinh và đắt tiền (cỡ khuôn gỗ) nên mình
không mua
NƠI BÁN DỤNG CỤ LÀM
BÁNH TRUNG THU:
Mình thường mua các loại
khuôn bánh ở sạp Kim Trâm (sạp 1015 chợ Bến Thành). Sạp này có nhiều mặt hàng
nhất chợ và không nói thách tuy nhiên giá nhiều món khá ngất ngây và chị chủ
xinh đẹp chua ra phết, lắm lúc lên cơn mắng khách hàng xa xả, ngộ nhất là khách
hàng còn muốn tăm tia dòm ngó xem có mua được món gì thêm nữa không thì chị ta
cứ hối tính tiền.
Ngoài khuôn bánh còn cần
đến hộp, bao nilon, túi hút ẩm nếu tính đến chuyện cho biếu. Hãy ghé sạp Kim
Thoa (sạp 975-1013 đối diện với sạp Kim Trâm). Chị chủ sạp này đứng tuổi và rất
nhẹ nhàng dễ thương, bán nhiều mặt hàng và không nói thách
NƠI BÁN NGUYÊN LIỆU
LÀM BÁNH TRUNG THU:
Cũng ở chợ Bến thành, gần
với 2 sạp trên có sạp Châu Muội và Thịnh đều không nói thách, sạp Thịnh có vẻ
đắt hàng hơn.
Nghe nói tiệm Khánh Hạnh
(đối diện Coop-mart Đinh Tiên Hoàng) có bán cả nguyên liệu lẫn dụng cụ làm bánh
nhưng mình chưa đến.
QUY TRÌNH LÀM BÁNH
TRUNG THU:
-Nấu nước
đường: là việc đầu tiên phải làm khi nghĩ đến chuyện làm bánh Trung
thu cổ truyền. Nước đường nấu càng sớm bánh càng mềm, tốt nhất là năm nay nấu để
dành mùa bánh sang năm dùng. Ở các nơi bán nguyên liệu đều có bán nước đường
nhưng nên hạn chế dùng vì làm bánh công thức nào nên dùng nước đường của công
thức đó, vả lại nếu mua mình không biết nước đường ấy đã được nấu khi nào, có vệ
sinh không
-Làm
nhân: nên làm nhân trước 1 ngày, vo viên và để tủ lạnh thì khi làm
bánh vừa nhàn vừa dễ làm vì nhân cứng lại dễ bọc bột. Nhớ phải cho nhân vào hộp
kín kẻo nhân khô quá khi ép bánh sẽ làm vỡ và lệch trứng không đẹp.
-Làm
bánh: ngay sau khi làm xong bánh còn cứng, phải để (kín gió) 3 ngày
sau dầu mỡ trong nhân thấm ra mới làm bánh mềm và đẹp (bánh nướng xuống màu và
bánh dẻo trở trong).
có bỏ sỉ bánh trung thu k blog? giống như bán hạt hạnh nhân giá sỉ ấy
Trả lờiXóa